Kênh tắc nghẽn vì rác thải
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Cô gái gen Z nổi tiếng vì xinh đẹp, học giỏi, sống trong gia tộc giàu có
Những bài học tưởng chừng chỉ có cấp tiểu học, nhưng học sinh lớn nhất trong lớp cũng vừa bước qua tuổi 33. Không lương, không thưởng, không đồng nghiệp, chỉ có sự cần mẫn và yêu học sinh là thứ mà giữ "bà giáo" hằng ngày đến với lớp học tình thương. Bằng tất cả sự thấu cảm của mình, "bà giáo" đã mở ra cuộc đời mới cho nhiều học sinh "đặc biệt" trong lớp học đặc biệt của mình.
Bò lá lốt 'đường tàu' 80.000 đồng/phần ở TP.HCM: Dù trong hẻm nhưng 3 mẹ con bán luôn đông khách
Sắc lệnh nói trên, do Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Lucas Bersamin ký vào đầu tuần, đã loại phó tổng thống và tất cả các cựu tổng thống ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). NSC tư vấn cho tổng thống về các chính sách ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Ông Bersamin cho hay động thái mới "nhằm tổ chức lại và tinh giản" thành viên của NSC, hiện bao gồm các quan chức lập pháp, quốc phòng, đối ngoại và thành viên nội các quan trọng."Hiện tại, phó tổng thống không liên quan đến trách nhiệm của tư cách thành viên trong NSC", ông Bersamin nói với các phóng viên, cho biết thêm tổng thống được tự do bổ sung các thành viên hoặc cố vấn khác khi cần thiết.Hiện bà Sara Duterte chưa bình luận. Sắc lệnh trên được đưa ra trong bối cảnh bà Sara Duterte đang đối mặt với cuộc điều tra về cáo buộc đe dọa giết Tổng thống Marcos và gia đình ông, theo AFP.Trong cuộc họp báo trực tuyến vào cuối tháng 11.2024, bà Sara Duterte, con gái của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nói đã sai người giết ông Marcos nếu bà bị ám sát. Sau đó, bà nói rằng phát ngôn đó đã bị hiểu sai.Bà Sara Duterte trở thành phó tổng thống vào năm 2022 trong một liên minh với ông Marcos. Tuy nhiên, liên minh này đã tan rã trong những tháng gần đây, khi hai bên cáo buộc lẫn nhau nghiện ma túy và có những lời lẽ cực đoan trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Philippines, dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025.
Những ngày qua, đoạn clip cô gái hát Cô đôi thượng ngàn được lan truyền trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Được biết đây là màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh trên sân khấu đêm công diễn 5 của Chị đẹp đạp gió. Theo ghi nhận, đến 13.1, ca khúc đã nhận về hơn 300.000 lượt xem, đứng thứ 7 top trending trên nền tảng YouTube hạng mục âm nhạc. Đây được xem là thành công của Kiều Anh khi mang những yếu tố đậm tính truyền thống lên sân khấu để lan tỏa đến người trẻ. Nguyễn Kiều Anh sinh năm 1994, tại Hà Nội. Cô là thế hệ thứ 7 trong gia đình có truyền thống về ca trù. Ngay từ nhỏ, “chị đẹp” đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, từng tham gia Vietnam Got Talent 2012, Giọng hát Việt 2015…Nguyễn Kiều Anh chia sẻ đây là lần thứ 3 hóa thân thành Cô đôi thượng ngàn trên sân khấu. Khi nhận được thử thách tại Chị đẹp đạp gió, người đẹp đã đặt quyết tâm mang văn hóa truyền thống đến giới trẻ. Từ mục tiêu đó, giọng ca 9X “chơi lớn”, nhờ nhạc sĩ Hồ Hoài Anh viết thêm một ca khúc mới là Phong nữ để kết hợp cùng Cô đôi thượng ngàn, mang đến màu sắc trẻ trung nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng. Kiều Anh còn chứng tỏ sự đa tài của mình khi trổ tài đánh trống, múa mồi, chơi đàn nguyệt… trên sân khấu. Chia sẻ về tiết mục này, Nguyễn Kiều Anh cho biết cô đã có một quãng thời gian thử thách nhớ đời, vì phần khai triển ý tưởng có quá nhiều điều mới mẻ. Cô từng trăn trở không biết liệu rằng có an toàn khi mang quá nhiều thứ vào một tiết mục 6 phút trong khi thời gian chuẩn bị chỉ có hơn 10 ngày. Từ việc đặt sáng tác mới, muốn bản phối điện tử cho tiết mục có yếu tố dân gian, chơi đàn nguyệt, múa mồi, đánh trống, hát chầu văn… đòi hỏi sự tập trung cao. Tuy nhiên, chị đẹp 31 tuổi vẫn đặt quyết tâm “đã làm thì cho tới nơi tới chốn”. Màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh nhận nhiều lời khen từ các nghệ sĩ. Mỹ Linh nói đây không thể coi là một tiết mục đi thi, mà trở thành một bữa tiệc đàn em chiêu đãi khán giả. Trong khi đó, Thu Phương nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng đàn em tại Giọng hát Việt 2015. Thời điểm đó, ca sĩ Chưa bao giờ đã khẳng định giọng hát của ca nương không phải để mang đi thi mà “vốn đã là nghệ sĩ từ lâu rồi”. Sau khi tiết mục gây sốt, Nguyễn Kiều Anh cảm thấy trân trọng và tự hào khi được gọi với danh xưng “ca nương”. Cô cảm thấy hạnh phúc vì thời gian gần đây khán giả ngày càng thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống. “Sinh ra từ cái nôi dân gian, đây không chỉ là ước mơ của tôi, mà còn là giấc mơ của rất nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang cần mẫn gìn giữ các giá trị văn hóa tưởng chừng như có những thời điểm đã mai một”, người đẹp bộc bạch. Nguyễn Kiều Anh tin rằng “giới trẻ bây giờ rất ý thức về tình yêu nước” và “tình yêu nước sẽ lan tỏa sang tình yêu văn hóa nguồn cội”. Người đẹp cũng tự hào khi các nghệ sĩ giải trí khai thác tốt chất liệu dân gian để đưa vào tác phẩm. “Họ khiến khán giả không chỉ ủng hộ tiết mục vì tình yêu dân tộc và còn vì khán giả thấy tác phẩm hay thật sự”, cô nói. Nguyễn Kiều Anh cảm thấy may mắn khi những yếu tố văn hóa truyền thống được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là qua các chương trình truyền hình như Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió. Là một người sinh ra và lớn lên với những làn điệu dân gian, người đẹp cũng mong muốn được góp một chút sức nhỏ vào việc đưa văn hóa Việt đến gần hơn với tệp khán giả trẻ qua những sản phẩm như thế.
Màu váy 'truyền vía' trở thành tân hoa hậu tại Miss Grand International 2023
Trong phần 1 của chương trình tư vấn trực tuyến Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay 7.1, nhiều câu hỏi của học sinh tập trung vào 2 ngành trí tuệ nhân tạo và vi mạch bán dẫn.Một học sinh thắc mắc: "Em nghe nghe nhiều đến sự đe dọa của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với một số ngành nghề. Nghĩa là AI có thể thay thế được con người ở một số công việc. Vậy nếu học ngành AI thì em sẽ học những gì và làm việc ra sao, có phải chính những kỹ sư AI khiến cho nhiều người khác có nguy cơ không có việc làm?".Giải đáp cho câu hỏi này, PGS-TS Phạm Thành Dương, Trưởng khoa Kỹ thuật Trường ĐH Việt Đức, nhận định trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người nhiều công việc, nhưng chủ yếu là những công việc đòi hỏi lặp đi lặp lại mang tính quy trình. Còn với công việc đòi hỏi tính sáng tạo thì AI chưa thể thay thế."Không những thế, sự phát triển của AI còn tạo ra rất nhiều công việc mới như phát triển và quản lý hệ thống AI, bảo trì và cải tiến công nghệ, dữ liệu lớn, khoa học dữ liệu, các công việc sáng tạo mà con người hợp tác với AI để giải quyết... Tuy nhiên, với sự phát triển của AI trong mọi lĩnh vực, đòi hỏi con người phải có kỹ năng cao hơn, tập trung nhiều vào công việc mang tính sáng tạo, phát triển chiến lược, kiểm tra giám sát, năng lực làm việc liên ngành...", PGS-TS Dương cho hay.Theo ông Dương, khi học ngành AI, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về sự hình thành phát triển của AI, học máy, học sâu, ngôn ngữ tự nhiên, dữ liệu, xử lý dữ liệu, lập trình...Một bạn đọc khác muốn biết thiết kế vi mạch với trí tuệ nhân tạo có mối liên quan gì đến nhau trong công việc hay không? "Em thấy ở Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn thì 2 chuyên ngành này thuộc 2 ngành công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu. Em nên chọn ngành nào để sau này có mức thu nhập cao hơn?", học sinh này đặt câu hỏi.Tiến sĩ Trương Hải Bằng, Trưởng ngành Khoa học máy tính Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: "AI được ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực. Riêng trong thiết kế vi mạch thì AI được sử dụng để tự động hóa và tối ưu trong quá trình thiết kế, giúp tăng tốc độ, giảm chi phí cải thiện hiệu suất. Hiện nay các con chip trong thiết kế vi mạch đều phải có AI. Mọi thiết bị điện tử đều phải dùng chip AI: điện thoại thông minh, xe tự hành, robot...".Về thu nhập, tiến sĩ Hải Bằng cho biết AI ra đời trước ở VN, đã có sinh viên tốt nghiệp với mức lương trên 2.000 USD/tháng nếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Còn thiết kế vi mạch thì nhiều trường mới bắt đầu tuyển sinh và đào tạo năm 2024, cơ hội việc làm trong thời gian tới cũng rất lớn và hy vọng thu nhập sẽ cao hơn.Trong khi đó, một học sinh mong muốn làm việc tại hệ thống metro TP.HCM nên hỏi: "Em thấy Trường ĐH Việt Đức có ngành kỹ thuật giao thông thông minh. Ngành này học kiến thức gì và ra trường có thể làm việc ở đâu? Em muốn làm việc tại metro TP.HCM thì học ngành này có được không?".PGS-TS Phạm Thành Dương thông tin sinh viên ngành kỹ thuật giao thông thông minh sẽ được học về xây dựng, các dịch vụ giao thông thông minh, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin..."Tốt nghiệp các em có thể làm trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, các công ty vận chuyển, các cơ quan nhà nước về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc và hoàn toàn có thể làm việc tại hệ thống metro TP.HCM", PGS-TS Thành Dương cho hay.Để giải đáp băn khoăn của một học sinh về chương trình học ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Văn Hiến có khác so với các trường khác, thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: "Trường đào tạo theo hướng ứng dụng nên chú trọng tương tác với doanh nghiệp để các em có nhiều kiến thức thực tế. Ngay từ năm 1 các em đã được trải nghiệm nghề nghiệp ở các doanh nghiệp. Từ năm 2 cũng có các chuyên đề ngay tại doanh nghiệp. Năm 3, năm 4 sinh viên sẽ được làm các dự án riêng".Về thắc mắc "nếu ai cũng đổ xô học những ngành công nghệ hot thì điểm chuẩn có cao không? Em có thể sử dụng điểm môn công nghệ để xét học bạ vào ngành này không?", thạc sĩ Diệu Anh thông tin Trường ĐH Văn Hiến xét tuyển 4 tổ hợp A0 (toán, lý, hóa), A1 (toán, lý, tiếng Anh), D1 (toán, văn, tiếng Anh) và K1 (toán, tiếng Anh, tin học) vào các ngành công nghệ."Về điểm chuẩn, mỗi trường có một mức khác nhau. Tùy thuộc năng lực của các em. Tuy nhiên, các em có thể cùng lúc đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường bằng nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển", thạc sĩ Diệu Anh đưa ra lời khuyên.